Tôi phải thú nhận điều này: Tôi đã từng đánh con của mình.
Lúc đó trong đầu ngoài giận dữ ra thì không còn điều gì khác, tôi tức giận và mọi thứ vượt tầm kiểm soát, tôi đã tát bé. Điều đó khiến đứa trẻ sợ hãi, cũng khiến chính bản thân tôi cảm thấy hoảng hốt. Sau đó, tràn ngập trong lòng là sự xấu hổ.
Đây có lẽ là một trong những điều tồi tệ nhất mà chúng ta từng làm khi là cha mẹ- tệ hơn cả những lần đồng ý mua một thanh kẹo cho con chỉ để chúng chịu im lặng ở siêu thị hay mặc cho con xem ti-vi cả ngày để chúng ta có thể rảnh rang nghe điện thoại. Chúng ta cũng thường chia sẻ với bạn bè về cuộc sống và con cái, sàn nhà thì bừa bộn đồ chơi và một đống thứ cần dọn dẹp, quần áo thì luôn trong trạng thái cần phải giặt. Nhưng có một vài chuyện không có cách nào nói ra mà chỉ có thể tự mình đối mặt. Tôi luôn có suy nghĩ rằng nếu mình kể với bạn về việc mình quát mắng con thôi chứ đừng nói tới việc đánh bọn trẻ, họ nhất định sẽ nghĩ tôi là một người mẹ tồi.
Không chỉ có bọn trẻ mới thấy mệt mỏi, áp lực hay mất kiểm soát mà ngay cả chúng ta cũng gặp phải. Thực tế là việc phải trông trẻ 24 tiếng một ngày mang tới những cảm giác đó nhiều hơn bất cứ công việc nào khác. Nhưng bởi vì tất cả chúng ta đều chấp nhập chúng nên khi một đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, ít bậc cha mẹ chuẩn bị đủ tâm lý cho điều đó.
Đã vài năm kể từ khi tôi đánh con mình lần đầu tiên, tôi đã tự hứa với bản thân và bọn trẻ rằng sẽ không bao giờ để việc đó xảy ra nữa. Đối với tôi, điều quyết định để tránh bị cơn tức giận chi phối chính là hiểu được cách mà chúng hình thành và quan trọng nhất là nói chuyện với những cặp cha mẹ khác.
Ngạc nhiên là hầu như những gia đình mà tôi từng trao đổi cùng đều từng một lần đánh những đứa trẻ của họ. Và gần như tất cả đều thấy xấu hổ về hành động đó. Những cặp cha mẹ mà tôi nói chuyện cùng không phải là những gia đình thường xuyên đánh con như một biện pháp giáo dục. Tôi đang nói tới những người cha, người mẹ mà ngạc nhiên khi thấy những người bạo hành con mình như vậy.
Và tôi gần như được giải thoát khi biết rằng mình không phải là một người mẹ duy nhất từng chút sự tức giận lên con của mình. Quan trọng hơn là đang có rất nhiều cặp cha mẹ cũng từng đánh con mình đang lên tiếng và tìm cách ngăn cản những hành động đó.
Ngay từ khi còn ăm ngửa thì đứa con trai Willy đã luôn là thách thức khả năng chăm con của tôi. Con gái Audrey thì rất ngoan và chỉ cần mắc một lỗi dù nhỏ thôi cũng sẵn sàng tự mình trở về phòng ngủ hay như việc tôi chỉ cần nói “Không” với con trai cả Charlie, cậu bé sẽ tỏ ra lo lắng vì có thể khiến chúng tôi buồn lòng. Nhưng ngay từ đầu Willy đã tỏ ra như mình là một chiến binh cố gắng khiêu khích các giới hạn mà chúng tôi đặt ra. Nếu nói con hãy ngồi yên và ăn thức ăn trong đĩa, cậu bé sẽ nhổ chúng xuống sàn, hay nếu bảo con không được chạm vào đồ chơi của chị, cậu bé không hề ngần ngại mà tới lấy chúng.
Tôi đã cố gắng tiếp cận một cách bình tĩnh bằng cách đưa ra các lời cảnh cáo và hậu quả mà con sẽ phải chịu, mang con ra một khu vực riêng nếu cần thiết. Khi những điều đó hoàn toàn không có chút tác dụng nào với cậu bé, tôi quyết định phải thay đổi biện pháp “không đòn roi” của mình.
Tôi đã nhận ra rằng khi bạn đánh con trẻ trong cơn giận dữ điều đó sẽ không mang tới hiệu quả như bạn muốn. Trong trường hợp của mình, tôi ý thức được là tôi đang phạt con, một cái phát nhanh và khá đau vào mông được thực hiện dưới sự kiểm soát. Nhưng nếu tôi cảm thấy tức nhận thì việc đánh con sẽ lại trở thành một hành động mất kiểm soát. Cậu bé đánh anh trai của mình rồi tôi lại đánh thằng bé, liệu đó là thông điệp mà tôi muốn dạy con biết, không, hoàn toàn không phải như vậy.
Nhưng ngay cả khi cha mẹ ý thức được mình đang dùng hình phạt bằng cách đánh vào mông con thì những điều nghịch ngợm đó cũng không thể chấm dứt ngay được. Hay cả cảm giác cha mẹ phải trải qua khi tét mông con cũng vậy.
Shelly Whymer, một người mẹ với ba đứa con đã từng nói “Tôi đã từng đọc rất nhiều cuốn sách về việc nuôi dạy trẻ và việc đánh con là hoàn toàn sai lầm trong việc giáo dục chúng.” Cô nói tiếp “Nhưng việc phải đưa con đến trường đúng giờ, phải đến công ty trước lúc quy định hay việc bọn trẻ không thể nào chơi với nhau trong ba phút mà không cãi vã hay đánh nhau nhiều lúc đã khiến tôi thành một bà mẹ dữ dằn.” Cô cũng thừa nhận “Có một lần lái xe chở theo ba đứa trẻ ngồi ghế sau, đường thì tắc mà chúng thì không ngừng cãi cọ và la hét, tôi thậm chí đã làm vỡ răng cửa của mình bởi vì nghiến quai hàm quá chặt.”
Khi mà người mẹ ở trên chỉ bởi vì tức giận quá nhiều mà đã làm tổn thương chính mình thì có rất nhiều người phụ nữ khác phản ứng ngược lại. “Tôi đã từng cố gắng kìm nén trong một thời gian dài.” Jennifer Catrell, một người mẹ phải chăm sóc 2 đứa trẻ Nashua và NH. lần lượt 2 và 8 tuổi cả ngày đã trả lời “Nhưng nó cứ ngày một đầy lên, giống như nước chứa trong đập vậy. Một trong hai đứa trẻ bắt đầu xé những tờ giấy dán tường và đứa còn lại cũng bắt chước theo. Và tự nhiên, giống như tất cả áp lực đã tới một giới hạn nào đó khiến tôi bùng nổ. Tôi đã đánh một trong hai đứa.”
Cô ấy luôn luôn hối hận về điều đó. “Đánh đập con chỉ khiến tôi cảm thấy tôi tệ, sau đó tôi đã ôm chúng vào lòng và xin lỗi, dành rất nhiều thời gian để ở cùng con sau khi cơn giận qua đi.”
Dennis Fielder kể về lần mà anh đánh con trai mình, khi đó anh đang đưa người mẹ của mình vào viện dưỡng lão và bán đi ngôi nhà của bà “Tim nói về việc thằng bé không thích bà nội và bà thì luôn nói nhiều, kể đi kể lại những câu chuyện cũ mèm” anh ấy nói “Tôi còn không kịp nghĩ và đã phát thằng bé. Những điều mà Tim vừa mới nói cũng chính là những suy nghĩ bất lâu nay của tôi và khiến tôi thấy cực kỳ tội lội.”
Trong tất cả các cặp cha mẹ mà tôi nói chuyện cùng, chưa có ai từng thực sự làm tổn thương đến cơ thể của đứa trẻ. Tổn thương lớn nhất lưu lại trong cảm xúc của đứa trẻ khi những người đầu tiên bảo vệ chúng lại trở mặt và có những hành động làm đau chúng.
Chúng ta đều biết những đứa trẻ đều sẽ có những lúc nghịch ngợm, hành xử không lễ độ và thậm chí còn có những hành vi không thể tưởng tượng nổi, hay nói đơn giản là cư xử như một đứa trẻ con. Và câu hỏi đặt ra cho cha mẹ ở đây là: Chúng ta làm gì khi điều đó xảy ra? Và trong tình huống nào thì chúng ta dễ bị mất kiểm soát nhất?
“Mỗi khi mà tôi phải đánh con trai hoặc con gái mình đều là lúc chúng mất kiểm soát còn tôi thì đang gặp rất nhiều áp lực.” Một người mẹ với hai con, Clara Rechnitz chia sẻ “Thực tế là con trẻ càng lớn sẽ càng có nhiều trò nghịch ngợm hơn và là một người mẹ sẽ không tránh khỏi cảm thấy mệt mỏi. Suy nghĩ đó sẽ giữ tôi khỏi việc tiếp tục ứng xử như vậy với con trong tương lai.”
Sẽ không có giải pháp nào kỳ diệu ở đây cả, đương nhiên là khả năng bạn phải đánh con sẽ giảm đi đáng kể khi bạn quyết định đối mặt với cơn giận theo một cách khác. Khi những đứa trẻ của tôi còn bé, thường thì vào thời điểm cuối buổi chiều là lúc tinh thần của tôi trở nên tệ nhất, lúc đó tôi sẽ đưa ra một thông báo về việc mẹ đang có một khoảng thời gian im lặng. Đối với tôi điều đó có nghĩa là ngồi trong phòng bếp, cầm lên tách trà ưa thích và không nói gì cả. Có lẽ cách tôi sử dụng khoảng thời gian thảnh thơi vào những thời điểm cần thiết thực sự có tác dụng, và bọn trẻ cũng tôn trọng những lúc đó.
Một bà mẹ khác thì chọn cách ngồi trong phòng để đồ với một chiếc máy đàm thoại: “Tôi cùng với chị gái có một tần số riêng để gọi cho nhau” một người mẹ ở nhà cả ngày để chăm hai đứa trẻ chưa tới tuổi đi học nói “Tôi ấn số và nói “khẩn cấp” sau đó đi tới một vị trí thích hợp. Chị ấy thường nói những câu quen thuộc như – Hãy chuẩn bị một tách trà và mở chút nhạc nhẹ lên. Chỉ cần nghe giọng của chị ấy và trò chuyện lan man cũng giúp tôi bình ổn hơn rất nhiều.”
Đối với một số gia đình, việc giữ khoảng cách với trẻ khi khi chúng dần trở nên nghịch ngợm không kiểm soát được là yếu tố cần thiết để có thể bình tình trở lại. Nhưng có một số cha mẹ lại quyết định ngược lại, họ sẽ ôm những đứa con của mình vào lòng, lại có người mẹ chọn cách dẫn con đi dạo hoặc cùng chúng ngủ một giấc. Có ông bố thì khi nhận thấy bản thân sắp mất kiểm soát, sẽ đưa tất cả bọn trẻ tới thư viện thành phố và thả chúng vào khu đọc sách dành cho trẻ em. Anh ấy nói “Có lẽ điều tôi mong đợi ở hành động đó là có thể bình ổn bản thân khi cùng đọc sách với lũ trẻ, quan trọng nhất là có nhiều người ở xung quanh đang quan sát mình.”
Một trong những điều khá hữu ích khi những đứa trẻ lên cơn cáu kỉnh và tôi đã thực hiện điều đó với Willy chính là dừng lại mọi việc đang làm (kể cả điều đó đồng nghĩa với việc bỏ lại một xe đầy ắp hàng hóa ngay giữa siêu thị) dẫn thẳng bé ra ngoài, ngồi vào trong ô tô và không làm gì cả. Ở trong một môi trường quen thuộc với sự kiểm soát, tránh xa mọi thứ xung quanh và tập trung vào hơi thở của mình hoặc ngắm nhìn mọi thứ qua cửa sổ. Có đôi khi chúng tôi sẽ trò chuyện với nhau, có khi tôi sẽ ôm lấy thằng bé hoặc những lúc khác cả hai sẽ im lặng. Thằng bé sẽ khóc lóc rền rĩ nhưng sự im lặng tuyệt đối và không có gì tác động xung quanh sẽ dần khiến Willy bình ổn lại. Sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình.
Nhưng thực tế là ngay cả khi kế hoạch có hoàn hảo đến đâu thì không phải lúc nào cũng thành công. Tôi từng tát con gái của mình hai hay ba lần khi con bé nói một điều thực sự thiếu tôn trọng với tôi hay đối với con trai khi thằng bé đã lờ đi sự trách móc của tôi với hành vi sai trái của chúng.
Những thời điểm đó khi đánh con mình tôi đã hiểu ra vì sao tôi không bao giờ muốn phải hành động như vậy nữa. Tôi muốn chúng lớn lên và biết rằng chúng luôn có thể tin tưởng vào mẹ mình. Bởi khi một đứa trẻ nhìn thấy hành động của cha mẹ, một người lớn giơ tay lên muốn đánh chúng, con trẻ sẽ không còn cảm thấy an toàn tuyệt đối nữa.
Và một điều đáng buồn nữa là khi bạn đánh con trong sự tức giận, chính là làm giảm đi khả năng kiềm chế những hành vi không thỏa đáng của mình. Mỗi lần tôi đánh con xong đều tiến tới và xin lỗi chúng thay vì yêu cầu chúng phải nhận lỗi vì hành vi của mình.
Vậy chúng ta phải làm gì khi điều đó xảy ra? Các bậc phụ huynh nên làm gì khi đã đánh con mình cho dù biết đó là hành động không nên, rồi sau đó là cảm giác tội lỗi, hối hận và xấu hổ vì hành động ấy?
Hãy nói chuyện với con bạn. Điều này không giúp bạn có thể tỏ ra như chưa từng hành động như vậy nhưng bởi vì đánh con sẽ khiến mối quan hệ của hai người có khoảng cách, thì việc ôm lấy con và nói bạn xin lỗi, sau đó lắng nghe cảm xúc của con có thể hàn gắn lại.
Lần mà tôi đánh đứa con Willy 7 tuổi của mình, mạnh tới mức má thằng bé còn lưu lại vết đỏ. Sau đó, sau tất cả sự giận dữ, lời xin lỗi và cả nước mắt, hai chúng tôi ôm nhau nằm trên ghế dài không nói gì một lúc lâu. Tôi biết là mình muốn hứa với thằng bé mình sẽ không bao giờ làm như vậy nữa, tôi muốn còn nhiều hơn chỉ là một lời hứa. Sau đó chúng tôi đã ra ngoài đi dạo cùng nhau. Đi tới một dòng suối nhỏ gần đó với hoa cỏ xung quanh, đó cũng là nơi tôi từng đưa thằng bé tới ngồi thuyền vài lần. “Hãy luôn ghi nhớ khoảnh khắc này con nhé.” Tôi nói với thằng bé và cũng lưu giữ khoảng khắc này trong đầu mình: tiếng nước chảy, hình ảnh ánh nắng chiếu lên thân cây, mùi vị của không khí và ký ức về những giọt nước mắt của con trai và của cả chính mình. Bởi vì có đôi khi, tôi nghĩ cách tốt nhất để ngăn mình lặp lại những lỗi lầm trong quá khứ chính là nhớ cảm giác mà nó gây nên cho bạn vào lần đầu tiên.
Tôi ghi nhớ điều đó. Và không bao giờ đánh con trai mình nữa. Tôi cũng biết rằng thằng bé cũng sẽ nhớ và tin vào lời nói của tôi. Thằng bé biết mẹ đôi khi cũng mắc lỗi nhưng cũng học được rằng tôi học được từ những lỗi lầm đó: Thằng bé thấy tôi thay đổi. Sau đó sẽ thay đổi chính hành vi của mình.
Tôi biết rằng có thể con trai mình sẽ không bao giờ quên được hình ảnh khi tôi tát thằng bé nhưng đồng thời cũng sẽ lưu lại khoảnh khắc khi hai mẹ con ở cùng nhau và đặt ra một lời hứa cho tương lai.
Nguồn: https://www.parenting.com/article/striking-out-when-parents-hit
Tổng hợp và dịch: Quỳnh Anh