Xin lỗi tức là phải nhận ra lỗi và hối hận về việc đã làm, mong muốn làm một việc tốt hơn hay sữa chữa lỗi của mình. Và để cho con trẻ hiểu hoàn toàn để phát triển sự đồng cảm, cần có thời gian và kiên trì của cha mẹ. Dạy con cách xin lỗi – Đây là bí quyết dạy con nhận lỗi và xin lỗi đơn giản dành cho bé con để các câu xin lỗi không còn sáo rỗng hay sự ép buộc.
Bí quyết dạy con cách xin lỗi người khác và nhận lỗi
Xin lỗi tức là phải nhận ra lỗi và hối hận về việc đã làm, mong muốn làm một việc tốt hơn hay sữa chữa lỗi của mình. Và để cho con trẻ hiểu hoàn toàn để phát triển sự đồng cảm, cần có thời gian và kiên trì của cha mẹ. Dạy con cách xin lỗi – Đây là bí quyết dạy con nhận lỗi và xin lỗi đơn giản dành cho bé con để các câu xin lỗi không còn sáo rỗng hay sự ép buộc.
Điều đầu tiên, cần dạy trẻ biết cách phân biệt đúng sai
Bé cần được giáo dục về hành vi, về điều đúng sai trong cuộc sống hằng ngày, có như thế mới giúp bé hình thành được những phản xạ tự nhiên, từ đó có thái độ đúng đắn hơn trong việc nhận lỗi về mình.
Cảm ơn khi được tặng quà là đúng, vô lễ với người lớn là sai… Đó có thể là những bài học đầu tiên để giúp trẻ biết phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai. Để làm được điều này, ngoài việc dạy cho trẻ, bố mẹ còn cần phải thường xuyên quan sát những hành động của trẻ hàng ngày để kịp thời chỉ cho trẻ biết mỗi khi trẻ làm sai.
Dạy trẻ biết cách nhận lỗi như thế nào?
Khi bé đã biết phân biệt được điều đúng và điều sai thì việc tiếp theo bạn cần làm chính là dạy bé biết cách nhận lỗi thế nào cho đúng.
Đôi khi bé sẽ không biết phải nhận lỗi như thế nào. Bạn cần khuyến khích hay thậm chí dỗ ngọt để bé chịu nhận lỗi của mình. Nhưng cũng không nên quá gò bó hay ép buộc bé phải làm, vì nhận lỗi cần sự tự giác từ các bé.
Luôn khách quan
Khi xảy ra tình huống tranh chấp, các con thường đổ lỗi cho người khác hay thứ khác. Lúc này rất khó để phân định trẻ đúng hay sai.
Bạn đừng vội vàng tìm ra nguyên nhân để ép con nói lời xin lỗi. Hãy để chúng ngồi xuống và giải thích cho chúng hiểu rằng việc cãi vã như thế là không đúng. Và hãy cho các con nhận thấy bản thân mình có lỗi khi cư xử như thế. Còn việc lỗi của ai hãy để chúng từ từ tìm hiểu và tự giải quyết với nhau.
Sự khách quan của người lớn sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại và không thấy mình bị oan ức trong tình huống đó. Việc để trẻ tự nguyện nhận lỗi thì cha mẹ cần phân xử thật công tâm.
Dạy con từ thuở còn thơ
Não của trẻ con có khả năng ghi nhớ và sao chép mọi thứ chúng nhìn và nghe thấy. Thay vì đợi trẻ lớn, có nhận thức để dạy những bài giảng lớn lao cha mẹ nên dạy con cách nói lời xin lỗi ngay từ lúc vỡ lòng. Khi trẻ mắc sai lầm, hãy dạy trẻ cách khoanh tay và nói lời xin lỗi. Nếu trẻ không đồng ý, tỏ ra bướng bỉnh thì nhẹ nhàng khuyên giải trẻ.
Tùy vào độ tuổi của con mà cha mẹ có thể đưa ra những lời giải thích hợp lý để bé hiểu được cái sai của mình. Đôi khi phải tạo ra các tình huống tương tự mà trẻ là người “bị hại” để trẻ có thể hiểu được cảm giác khó chịu là như thế nào. Kiên trì từng chút một là cách hay nhất để dạy con nói lời xin lỗi.
Hiểu đúng về lời xin lỗi chân thành
Lời xin lỗi không phải chỉ được dùng trong mối quan hệ gia đình, giữa trẻ và những người thân yêu mà sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời. Người Nhật có thói quen nói lời xin lỗi trong mọi ngữ cảnh, dù ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ. Tuy đó là một nét đẹp thể hiện sự lịch sự nhưng chưa hẳn đã tốt. Mỗi lời nói phát ra đều mang một ý nghĩa nhất định, thay vì dạy con nói lời xin lỗi như một câu cửa miệng, hãy giúp trẻ biết ý thức được hành động của mình, biết xin lỗi đúng người, đúng việc.
Để việc dạy con xin lỗi hiệu quả hơn, cha mẹ cần giải thích cho bé vì sao phải nói lời xin lỗi. Điều này sẽ giúp bé hiểu khi nào thì một lời xin lỗi là cần thiết, chứ không phải là một thói quen phản xạ. Chịu nhận lỗi và xin lỗi lấy lệ là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Hãy dạy trẻ cách nhìn thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi rõ ràng và chân thành. Như vậy sau này, trẻ sẽ có thói quen thật thà với người lớn chứ không phải xin lỗi để đối phó.
Khen ngợi khi con biết xin lỗi
Một lời khen ngợi là rất cần thiết khi trẻ dám dũng cảm đứng ra nhận lỗi của bản thân mình. Bạn có thể dùng những câu như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn”… để khích lệ con mình.
Hãy đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn “tự thú” cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.
Bố mẹ cần làm gương cho con cái
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ con rất hay quan sát và bắt chước bố mẹ, ông bà trong cách nói năng, cư xử hàng ngày. Vì thế, nếu không làm một tấm gương sáng để trẻ noi theo thì các bậc làm cha làm mẹ không thể yêu cầu trẻ có được sự văn minh lịch sự trong giao tiếp.
Trẻ con tiếp thu rất nhanh và ghi nhớ cũng rất giỏi, chính vì vậy nếu không thực hiện được lời hứa với trẻ bạn nhất định phải nói lời xin lỗi. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ, xoa dịu cảm xúc và giúp có được những bài học đáng quý từ những chi tiết nhỏ. Từ đó dần hình thành nên thói quen nói lời xin lỗi mỗi khi trễ hẹn hoặc mắc sai lầm.
Vì sao cha mẹ phải dạy “xin lỗi” cho con?
Tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống đều cần sự chân thành giữa mọi người. Việc nhận ra lỗi lầm của bản thân và biết cách nói lời xin lỗi tới người khác rất cần thiết trong cuộc sống. Cha mẹ hãy dạy con cách xin lỗi đúng đắn nhé!
Nguồn: https://vn.theasianparent.com/