Để con yêu sách, bố mẹ không chỉ dạy dỗ mà còn là tấm gương cho con học hỏi. Với mọi đứa trẻ, người thầy đầu tiên, quan trọng nhất và vĩ đại nhất không ai khác hơn bố mẹ chúng. Do đó, Bố mẹ hãy cùng con rèn luyên thói quen đọc sách ngay từ nhỏ nhé.
Để trẻ lên 3 hào hứng với sách , mẹ hãy thử áp dụng những cách sau
Đọc sách giúp trẻ hình thành những kĩ năng tự học, tạo cho trẻ nền tảng vững chắc đi vào tương lai. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng việc đọc sách có thể giúp phát triển trí tưởng tượng, tăng vốn từ vựng… cho trẻ. Sách và các nhân vật trong sách cũng góp phần hình thành nhân cách, định hướng nghề nghiệp, hướng trẻ đến nhiều điều tốt đẹp.
Để trẻ lên 3 hào hứng với sách và đọc sách thật hiệu quả. Hãy cùng tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé.
1. Chọn đúng loại sách
Chọn đúng loại sách có nghĩa là chọn sách theo lứa tuổi của trẻ. Các mẹ hãy khoanh vùng những sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ: sách dành cho trẻ từ 1-3 tuổi, hoặc từ 2-6 tuổi chẳng hạn. Khi phạm vi sách đã được thu gọn lại theo lứa tuổi. Hãy tiếp tục với lời khuyên thứ 2.
2.Chọn sách theo sở thích và tôn trọng ý kiến của trẻ
Cách tốt nhất khi chọn sách cho trẻ mẹ hãy để trẻ tự làm việc đó. Mẹ hãy giới thiệu những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ trước. Sau đó để trẻ tự lựa chọn trong phạm vi sách mẹ đã khoanh vùng. Trẻ sẽ thích thú với những cuốn sách do chính mình lựa chọn.
3. Hãy thử dùng truyện tranh để trẻ lên 3 hào hứng với sách hơn
Những quyển truyện có nhiều tranh có thể là bước đầu tiên khi giới thiệu sách với trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em từ 2 tới 3 tuổi nên được làm quen với truyện tranh có hình ảnh minh hoạ lớn và ít lời. Những cuốn sách tranh tương tác cũng rất phù hợp với độ tuổi này.
Khi trẻ lớn hơn, ví dụ như 3-5 tuổi, chúng có thể xử lý những câu từ, hình ảnh và cốt chuyện phức tạp hơn. Người chăm trẻ nên dùng tay để chỉ vào các từ ngữ khi đọc và để trẻ tự lật trang sách. Thường thì trẻ thích đọc đi đọc lại một cuốn sách mà chúng thích. Đây là khởi đầu của việc đọc sách, trẻ sẽ ghi nhớ câu chuyện và liên hệ với các hình ảnh. Ngôn từ trong sách nên đơn giản để trẻ có thể đọc được sau vài lần cố gắng.
4. Cùng đọc với trẻ
Trước khi bé có thể tự đọc sách, hãy đừng bao giờ bỏ mặc con với cuốn sách chi chít hình ảnh, con chữ mà bé không thể hiểu nó là gì. Mỗi buổi tối nên dành ra khoảng từ ba mươi phút trước khi đi ngủ để đọc sách cùng con luôn là thói quen cần được duy trì.
Tất nhiên, để việc đọc sách trở nên hiệu quả, hứng khởi với bé cũng như tạo điều kiện cho bé cùng tham gia trong việc đọc sách, bố mẹ có thể kết hợp đọc theo lối phân vai. Cụ thể như có thể cùng bé đóng vai của những nhân vật khác nhau có trong câu chuyện, hoặc cũng có thể dùng chăn gối, búp bê, gấu bông,… sẵn có trên giường đễ tạo sự sinh động, dễ nhớ cho câu chuyện. Một vài bà mẹ đã áp dụng phương pháp này và thật thú vị khi họ chia sẻ rằng mỗi tối các bé luôn cố “ra giá” “Mẹ ơi! Hai truyện/ ba truyện nhé mẹ!” trông rất đáng yêu.
5. Hướng dẫn con cùng đọc sách
Nhiều người cho rằng con còn quá nhỏ, chưa biết chữ nên chưa thể dạy con đọc sách được. Thực tế, điều đó hoàn toàn ngược lại. Chúng ta không hề lạ hình ảnh một nhóc ba tuổi có thể cầm quyển sách lật từng trang và đọc vanh vách những gì có trong đó khi bé chưa hề biết chữ. Không những thế, bé còn có thể giải thích tường tận mọi thứ liên quan đến trang sách đó. Đây chính là kết quả của việc dạy trẻ đọc sách của bố mẹ.
Bố mẹ nên vừa đọc vừa để trẻ có cơ hội quan sát những gì có trong sách. Có thể dùng que chỉ từng chữ mà chúng ta đang đọc. Sau đó giải thích những hình ảnh liên quan. Đồng thời cần đặt ra những câu hỏi đơn giản đến phức tạp để giúp trẻ nhớ và hiểu rõ hơn về nội dung đang đọc.
6. Hãy coi Nhà sách như điểm đến thú vị
Một bà mẹ kể rằng, ngay từ nhỏ, bà đã có thói quen đi nhà sách vào mỗi dịp cuối tuần cùng gia đình. Thói quen đó không thay đổi cho đến khi bà trở thành mẹ. Và như thường lệ, mỗi cuối tuần bà luôn tranh thủ thời gian để đưa con đến nhà sách đọc và tìm mua những cuốn sách hay.
Điều đó dường như có ảnh hưởng rất lớn đến đứa con gái đang ở tuổi mẫu giáo của bà khi mà cô bé xem việc đến nhà sách như địa điểm thư giản hạnh phúc cuối tuần.
Và tất nhiên, đây luôn là cách hữu hiệu để hình thành thói quen biết chọn mua những cuốn sách hay để làm “của để dành” cho bé.
6.Sách như phần thưởng quý giá cho mọi thành tích
Một số phụ huynh luôn xem việc khen thưởng cho con những lúc xứng đáng như cách khích lệ tinh thần trẻ. Và phần lớn trong số đó sẽ lựa chọn “phần thưởng” cho con là đồ chơi, áo quần, bánh kẹo, hay một buổi đi chơi thú vị trong công viên. Điều đó luôn thú vị với bé nhưng sẽ thích hợp hơn rất nhiều nếu ta chọn cho bé những cuốn sách.
Cách này không chỉ có tác dụng khích lệ trẻ mà còn hình thành thói quen yêu sách, quý trọng sách và giúp trẻ lên 3 hào hứng với sách hơn.
7. Một tủ sách riêng sẽ khiến trẻ lên 3 hào hứng với sách hơn
Đừng bao giờ nghĩ rằng người lớn và sách của người lớn mới đáng được bày biện, lưu giữ trên những ngăn tủ riêng đẹp đẽ. Trẻ cũng rất cần ngăn tủ riêng của mình để chúng bảo bọc, cất giữ và “khoe” sách của mình. Do đó, ngay từ đầu, bố mẹ nên thiết kế riêng cho con một ngăn thích hợp trong tủ sách gia đình. Đảm bảo rằng bé có thể thuận tiện lấy và cất sách khi cần. Đồng thời, đó còn là cách để dạy bé biết sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, trật tự và thỉnh thoảng mẹ lại cùng con thu dọn tủ sách để rèn luyện thêm tình yêu đối với sách cho bé.
8. Mỗi ngày chia sẻ với con thời gian chất lượng qua những cuốn sách, các bố mẹ hãy luôn nhớ và tự nhắc mình điều này nhé:
– Với các bạn nhỏ, đọc sách cũng là một cách khám phá cuộc sống, bằng tất cả các giác quan của mình.
– Khi được bố mẹ đọc sách cho nghe, trẻ sẽ làm quen với việc đọc sách bằng những cảm xúc ấm áp, thư giãn nhất.
– Dành đủ thời gian để quan sát, lắng nghe và hiểu con thích gì, muốn gì, bố mẹ sẽ luôn chọn được cuốn sách mà con yêu thích.
– Đọc sách cho con không phải là “nhiệm vụ độc quyền” của mẹ, các bố cũng cần giành quyền để có thể trải nghiệm những cảm xúc cực kì đáng nhớ khi đọc sách cùng con nhé.
Đọc sách giúp trẻ hình thành những kĩ năng tự học, tạo cho trẻ nền tảng vững chắc đi vào tương lai. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng việc đọc sách có thể giúp phát triển trí tưởng tượng, tăng vốn từ vựng… cho trẻ. Sách và các nhân vật trong sách cũng góp phần hình thành nhân cách, định hướng nghề nghiệp, hướng trẻ đến nhiều điều tốt đẹp.
Để con yêu sách, bố mẹ không chỉ dạy dỗ mà còn là tấm gương cho con học hỏi. Với mọi đứa trẻ, người thầy đầu tiên, quan trọng nhất và vĩ đại nhất không ai khác hơn bố mẹ chúng. Do đó, Bố mẹ hãy cùng con rèn luyên thói quen đọc sách ngay từ nhỏ nhé.
Bài viết của Ele Luong
Nguồn : https://vn.theasianparent.com